Phụ lục 4 luật phòng cháy chữa cháy mới nhất do Chính phủ ban hành rất quan trọng với các hộ tự doanh

Ngày 24/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.

Trong đó tại phụ lục IV quy định danh mục cơ sở do UBND cấp xã quản lý về PCCC ban hành kèm theo Nghị định này. Đồng thời, để quy định cụ thể, đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước về PCCC, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 149/2020/TT-BCA, ngày 31/12/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2021).

 

Theo đó, kể từ ngày 10/01/2021, nhiều cơ sở thuộc danh mục quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP được đưa vào diện quản lý về PCCC, trong đó quy định người đứng đầu cơ sở do UBND cấp xã quản lý về PCCC có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động như:

 

Tổ chức thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở trước khi đưa cơ sở vào hoạt động và duy trì điều kiện này trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở (được quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

 

Cụ thể bao gồm: có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 149/2020/TT-BCA (trong đó, nội quy và biện pháp về PCCC của cơ sở do người đứng đầu cơ sở ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật PCCC và phù hợp với đặc điểm, tính chất của cơ sở);

 

Có phương án chữa cháy được người đứng đầu cơ sở phê duyệt (theo mẫu số PC17 thuộc phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP);

 

Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về PCCC phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an;

 

Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện PCCC khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an;

 

Có quy định và phân công người có chức trách, nhiệm vụ PCCC (người đứng đầu cơ sở ban hành quyết định). Trường hợp cơ sở cũng thuộc danh mục quy định tại phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP phải có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC.

 

Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 41 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và duy trì điều kiện này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh (đối với trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC quy định tại Điều 9a Luật PCCC).

 

Thực hiện quy định của pháp luật về thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC khi cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục cơ sở ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (đối với trường hợp cơ sở cũng thuộc danh mục quy định tại phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

 

Tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý vi phạm hành chính về PCCC, quyết định tạm đình chỉ hoạt động, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

 

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nội quy, quy định, kiến thức và kỹ năng về PCCC cho các cá nhân trong phạm vi quản lý; xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC. Tạo điều kiện, khuyến khích cá nhân tình nguyện tham gia PCCC theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho người làm nhiệm vụ PCCC tại cơ sở theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

 

Tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn PCCC trong phạm vi quản lý của mình theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, Điều 8 Thông tư số 149/2020/TT-BCA, tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2009 “phương tiện PCCC cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng” và các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác có liên quan; lưu trữ các tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về PCCC; khắc phục kịp thời nguy cơ phát sinh cháy, nổ (nếu có).

 

Bảo đảm các điều kiện cần thiết, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 149/2020/TT-BCA. Kịp thời báo cháy; chỉ huy chữa cháy tại cơ sở khi lực lượng cảnh sát PCCC chưa đến hiện trường cháy; tổ chức hoặc tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy, nổ theo quy định; báo cáo cơ quan có thẩm quyền về vụ cháy, nổ (nếu có). Lập, lưu giữ và tổ chức cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC của cơ sở theo quy định tại khoản 2, Điều 4, Thông tư số 149/2020/TT-BCA. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động PCCC, sử dụng kinh phí PCCC đúng mục đích.

 

Điều 5. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

 

1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

 

a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

 

b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;

 

c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

 

d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

 

đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

 

e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.

 

2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

 

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

 

b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

 

c) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

 

3. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:

 

a) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

 

b) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

 

c) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

 

d) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.

 

4. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

 

Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.

 

5. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

PHỤ LỤC IV

 

DANH MỤC CƠ SỞ DO ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ QUẢN LÝ

(Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)

 

1. Trụ sở cơ quan nhà nước cấp xã.

 

2. Nhà chung cư cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 2.500 m3; nhà hỗn hợp cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3.

 

3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có dưới 100 cháu và có tổng khối tích dưới 1.000 m3; trường tiểu học, trung học cơ sở có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập dưới 2.000 m3; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có khối tích dưới 1.000 m3.

 

4. Phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3.

 

5. Trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.500 m3; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3; quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung có khối tích dưới 1.500 m3.

 

6. Chợ hạng 3; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có diện tích kinh doanh dưới 300 m2 và có khối tích dưới 1.000 m3.

 

7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3.

 

8. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 1.500 m3.

 

9. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích dưới 1.500 m3; cơ sở tôn giáo có khối tích dưới 5.000 m3.

 

10. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao dưới 3 tầng và có khối tích dưới 1.500 m3; nhà lắp đặt thiết bị thông tin có khối tích dưới 1.000 m3; trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu có khối tích dưới 1.000 m3.

 

11. Cơ sở thể thao được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có khối tích dưới 1.500 m3.

 

12. Cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh dưới 500 m2 và có khối tích dưới 5.000 m3

 

13. Gara để xe trong nhà có sức chứa dưới 10 xe ô tô; bãi trông giữ xe được thành lập theo quy định của pháp luật có sức chứa dưới 20 xe ô tô.

 

14. Cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa dưới 150 kg.

 

15. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính dưới 2.500 m3; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính dưới 5.000 m3.

 

16. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ có tổng khối tích dưới 1.500 m3; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không chạy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích dưới 1.500 m3; bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích dưới 1.000 m2.

 

17. Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình có tổng diện tích sản xuất, kinh doanh dưới 300 m2./.

 

Bài: PHẠM HƠN 

 

Đăng ký tư vấn Miễn phí

Hãy để lại số điện thoạithời gian phù hợp với Quý Khách, Nhân viên sẽ gọi lại tư vấn Miễn Phí!

Mài cầu thang bê tông chuyên nghiệp

19-04-2021

Dịch vụ mài cầu thang bê tông, mài cầu thang đá của THANH LÂM được ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu làm đẹp cho bề mặt cầu thang, tránh trơn trượt và làm tăng thẩm mỹ tổng thể cho công trình của khách hàng. Với những phương pháp mài hiện đại, bề mặt cầu thang sau khi được xử lý trở nên bóng và đẹp hơn hẳn. Cùng xem chi tiết dịch vụ nhé.

Cắt chống trượt ramp dốc - Tất tần tật về ram dốc, đường dốc hầm xe

04-05-2021

TẤT TẦN TẬT VỀ RÃNH RAMP DỐC BÊ TÔNG TẦNG HẦM Rãnh ramp dốc nền bê tông được đưa vào hầu hết mọi công trình hiện nay tại tầng hầm như: nhà xưởng, tầng hầm tại siêu thị, sân bay, trung tâm thương mại… Bởi nó mang lại sự an toàn cho con người đi lại và các phương tiện di chuyển trên dốc tầng hầm. Thế nên có thể nói rãnh ramp dốc là một thứ không thể thiếu của các công trình lớn có tầng hầm.

Lợi ích của việc cắt rãnh ramp dốc

25-04-2021

Lợi ích mà cắt rãnh ramp dốc đem lại cho người sử dụng dịch vụ của chúng tôi

Thiết kế ramp dốc dành cho người khuyết tật

24-04-2022

Ram dốc là gì? Ram dốc cho người khuyết tật được thiết kế như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu về chủ đề ram dốc để giải đáp những thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé! Các tòa nhà ở Việt Nam trước đây ít chú ý đến mô hình thiết kế dành cho người khuyết tật. Trong những năm gần đây, do hội nhập với thế giới nên khi thiết kế và xây dựng các công trình công cộng thì không gian thao tác đối với người khuyết tật là yếu tố bắt buộc để đánh giá xếp hạng dự án có đạt chuẩn hay không. Đồng thời nó cũng mang lại giá trị nhân văn cho chính dự án đó. Trong đó tiêu biểu là ram dốc cho người khuyết tật.

Cách dùng Máy cắt rãnh tường đúng kỹ thuật để máy đạt công suất tối đa

20-04-2021

Nên lựa chọn loại máy cắt mạch tường không bụi để đảm bảo vệ sinh. Luôn đeo đồ bảo hộ như găng tay, mũ, kính bảo hộ, khẩu trang và chụp tai (nếu cần). Sử dụng máy đúng với công năng và công suất, thông số kỹ thuật.

Hướng dẫn Mài Sàn Tăng Cứng

21-04-2021

Thi công xoa nền tăng cứng sàn bê tông Xi măng là sản phẩm không độc nhưng chúng có tính kiềm, có thể gây loét da hoặc dị ứng khi tiếp xúc. Do dó để có được một sản phẩm đẹp từ bê tông mà lại không gây ảnh hưởng đến cơ thể thì khi thi công phải tuân thủ theo các nguyên tắc an toàn về sức khoẻ như đeo găng tay, mặt nạ. Sau khi làm việc phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

Tiêu chuẩn thiết kế đường dốc tầng hầm an toàn 2023

20-04-2021

Hiện nay, tầng hầm dùng để xe đã phổ biến trong các khu chung cư, những biệt thự cổ điển, biệt thự lâu đài, biệt thự hiện đại, khách sạn 2 sao mini, khách sạn 3 sao, khách sạn 4 sao trở lên và cả trong những căn nhà cao tầng. Tuy nhiên, thiết kế dốc tầng hầm và tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm là điều mà các chủ đầu tư rất quan tâm khi thiết kế và thi công có tầng hầm để xe. Điều này mang lại sự an toàn cho con người trong quá trình đi xe xuống hầm. Hơn nữa việc đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế đường dốc tầng hầm an toàn và hợp lý sẽ mang lại sự an toàn cho con người và ngăn ngừa nước từ trên đường tràn xuống tầng hầm.

Tại sao nên đánh bóng sàn bê tông? Các hình thức mài sàn bê tông phổ biến

12-06-2024

Hiện nay để xử lý bề mặt bê tông và gia cường bề mặt thì có rất nhiều phương án thi công. Để hiểu rõ hơn xin mời các bạn tham khảo bài viết của chuyên gia về mài sàn bê tông dưới đây.

Chat Fb

Chat Zalo

0823998999