Một số lưu ý khi thực hiện cán nền xi măng giúp nền láng mịn đẹp

Cán nền là khâu vô cùng quan trọng trong thi công nhà ở hoặc dự án công trình nào đó. Một số điều lưu ý về kỹ thuật, yêu cầu, phương pháp cán nền sau đây sẽ giúp quá trình thực hiện thuận lợi hơn.

Cán nền là gì?

Các nền là bước trải một lớp vữa lên trên nền gạch, bê tông của một công trình. Tùy theo mục đích sử dụng sẽ dùng vữa xi măng nước hoặc vữa xi măng, nước, sỏi khác nhau. Sau mỗi bước cán nền, người sử dụng có thể phủ thêm lớp xi măng mỏng và sử dụng ngay. Hoặc muốn tăng thẩm mỹ sẽ dùng gạch hoa/sàn gỗ để lắp lên trên lớp nền đã cán.

Yêu cầu khi cán nền

Khi thực hiện cán nền cần đảm bảo các yêu cầu cần thiết, đó là thẩm mỹ, kỹ thuật và chất lượng nền. Trong đó cần chắc chắn rằng sử dụng vật liệu đi kèm phù hợp với phần nền (như gạch men/sàn gỗ, màu sắc,…)

Trong quá trình cán nền người thi công phải tuân thủ đúng các kỹ thuật. Kể cả trước khi chuẩn bị (về độ sạch sẽ, cột mốc,…) cho đến quá trình cán (công cụ hỗ trợ, cách cán,…). Kỹ thuật tốt sẽ quyết định tới kết quả nghiệm thu đạt hay không.

Cuối cùng là yêu cầu về thẩm mỹ sau khi thực hiện cán nền. Phần nền công trình phải trên mặt phẳng, có độ mịn màng/nhám tương đương với mục đích sử dụng. Lớp nền không được xuất hiện các vết lõm ngoài kế hoạch hoặc hạt sạn lớn.

Các tiêu chuẩn vữa cán nền đạt chất lượng

Co nhieu yeu cau khi can nen can tuan thu - Một số lưu ý khi thực hiện cán nền xi măng giúp nền láng mịn đẹp - kien-thuc-xay-dung
1. Có nhiều yêu cầu khi cán nền cần tuân thủ

Tính bám dính

Đây là yếu tố đầu tiên để đánh giá độ khả thi của vữa cán nền tiêu chuẩn. Phần vữa này khi khô phải có được độ bám vào nền và liên kết với vật liệu khác (khung thép, gạch). Nếu như phần vữa quá lỏng/quá đặc đương nhiên tiêu cần này không thể bảo đảm. Đi cùng với đó là hệ quả của lớp nền dễ bong hoặc xuất hiện vết rỗ. Do đó người thợ thực hiện cần cẩn trọng trong phối trộn vữa cán nền.

Tính chống thấm

Đối với việc cán nền, tính chống thấm cực kỳ quan trọng, nhất là nền nhà ở hiên hoặc ở nhà tắm, sân thượng. Vữa không có yếu tố chấm thấm sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình. Muốn kiểm tra độ chống thấm vữa đã trộn chỉ cần thực hiện đo áp lực nước tác động đến lớp nền. Độ dày nền thích hợp để đo không quá 2cm và tăng áp lực nước theo giờ (từ 0,5 atm – 1 atm – 1,5 atm- 2 atm,…)

Cường độ chịu lực

Lớp nền tốt phải có được độ chịu ảnh hưởng lực từ bên ngoài tốt. Phần vữa là yếu tố quan trọng giúp lớp nền có thẩm mỹ đồng thời bền bỉ khi có độ chịu nén cao.

Tỷ lệ trộn hồ cán nền theo tiêu chuẩn

Đối với việc trộn vữa, mỗi bao xi măng sẽ quy định 50kg, phần cát sẽ được sàng lọc kỹ trước khi trộn. Tùy theo mỗi mục đích sử dụng mác vữa mà công thức trộn sẽ có sự khác nhau.

Công thức trộn xi măng với cát

  • Với loại mác vữa 200kg. cm2, công thức sẽ là 1 xi măng (50kg) trộn với 4 cát và 6 nước.
  • Với loại mác vữa 250kg. cm2, công thức sẽ là 1 xi măng (50kg) trộn với 3 cát và 5 nước.
  • Với loại mác vữa 300kg. cm2, công thức sẽ là 1 xi măng (50kg) trộn với 2 cát và 4 nước.

Công thức trộn xi măng với nước

Với công trình cần sử dụng hỗn hợp vữa giữa xi măng và nước có công thức đơn giản hơn. Với bao xi măng 50kg cần 12 lít nước để  có thể trộn chung với cát thành hỗn hợp sền sệt. Tuy nhiên với loại cát ẩm/thời tiết ẩm ướt, hãy bớt nước và ngược lại cần thêm nước khi trộn vữa trong thời tiết nắng nóng.

Bảng tra định mức cán nền

Bang tra dinh muc nen so 1 - Một số lưu ý khi thực hiện cán nền xi măng giúp nền láng mịn đẹp - kien-thuc-xay-dung
2. Bảng tra định mức nền số 1
Bang tra dinh muc nen so 2 - Một số lưu ý khi thực hiện cán nền xi măng giúp nền láng mịn đẹp - kien-thuc-xay-dung
3. Bảng tra định mức nền số 2
Bang tra dinh muc nen so 3 - Một số lưu ý khi thực hiện cán nền xi măng giúp nền láng mịn đẹp - kien-thuc-xay-dung
4. Bảng tra định mức nền số 3

Trình tự kỹ thuật cán nền xi măng

Muon lop nen dep can tuan thu dung ky thuat can nen - Một số lưu ý khi thực hiện cán nền xi măng giúp nền láng mịn đẹp - kien-thuc-xay-dung
5. Muốn lớp nền đẹp cần tuân thủ đúng kỹ thuật cán nền

Chuẩn bị

Phần chuẩn bị được đánh giá là bước vô cùng quan trọng trong cán nền xi măng. Lớp nền mỏng đẹp, chắc chắn hay không vào độ tỉ mỉ và cẩn thận trong khâu chuẩn bị.

  • Người thực hiện cán nền cần có thông tin cơ bản về kỹ thuật cán, quy trình và độ dày, chiều dài rộng của công trình.
  • Cần chuẩn bị mặt nền sạch sẽ, tất cả dụng cụ không liên quan cần được dọn dẹp. Đặc biệt là phần vữa hay lớp tường bong rơi trên nền (khi có dị vật lớp nền sau khi cán sẽ xù xì thiếu thẩm mỹ).
  • Nên thêm một lớp tưới ẩm để nền giảm bớt độ khô, tăng liên kết khi thực hiện cán. Đặc biệt hãy nhớ phết một lớp mỏng hồ dầu trước khi cán để tạo độ bền và lớp nền mịn nhất.
  • Đảm bảo hoàn thành các khâu chống ẩm, chống thấm,.. Để tránh việc lãng phí lớp nền.

Định vị

Để lớp nền đạt được độ bằng phẳng, không lem sang diện tích xung quanh, bước định vị cần được thực hiện chỉn chu nhất.

  • Đầu tiên cần xác định độ cao chuẩn trên tường so với phần nền sắp cán. Độ cao hợp lý nhất từ phần mặt nền đến tường là trên 1m.
  • Từ chân tường tiến hành đo mặt mốc cán nhằm tìm ra phần cao độ khi thực hiện cán nền vữa xi măng.
  • Xác định từng điểm sẽ cán mốc trên tường so với mặt sàn. Mỗi mốc không cách nhau quá xa nhằm giúp việc đo đạc trong quá trình cán nền hạn chế sự cố.

Kỹ thuật cán nền

Sau khi định vị được các mốc cán nền, người thực hiện sẽ trải hồ/vữa ra sàn và bắt đầu cán. Để hoàn thành nhanh và giúp mặt nền phẳng cần có thanh nhôm tráng nền (dài khoảng 3m). Dùng thanh nhôm gạt đều mặt hồ theo các cột mốc đã ghi chú trên tường.

Thêm phần hồ và các phần lõm đã được thanh nhôm gạt ra. Sau đó chỉ cần chọn các xoa thường hay xoa nhám mặt nền tùy thích (xoa phẳng dùng cho sàn lắp gỗ, nhựa; xoa nhám dùng cho mặt nền sẽ lát gạch men/gạch hoa)

Một số lỗi thường gặp

Với những người chưa có kỹ thuật hoặc không tuân thủ lưu ý khi thực hiện, kết quả cán nền sau cùng sẽ xuất hiện lỗi. Trong đó một vài lỗi và nguyên nhân thường gặp nhất như sau:

  • Mặt nền bị lệch, không bằng phẳng mà có độ dốc (Nguyên nhân do bước định vị chưa chuẩn, các phần cột mốc không đều).
  • Mặt nền bị sùi lỗ, sần sùi kém thẩm mỹ (Nguyên nhân do việc lọc cát sạn chưa chuẩn dẫn đến lẫn lộn cát sạn, dị vật to trong vữa/ hồ).
  • Mặt nền bị bong nhanh chóng (Nguyên nhân phần chuẩn bị đã không làm ẩm phần nền).
  • Mặt nền xuất hiện vết rỗ, nứt hoặc không khô nền (Nguyên nhân do cách phối trộn vật liệu xây dựng như cát/xi măng chưa đúng tỉ lệ).

Đánh giá và nghiệm thu nền sau khi cán nền

Mặt nền có kết quả tốt và được nghiệm thu phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:

  • Mặt bằng của nền nhà phẳng, không xuất hiện vết lồi lõm bất thường.
  • Tỉ lệ mốc đánh dấu trên tường chính xác, không lệch chuẩn trong thi công.
  • Phần nền khô có sự liên kết, không có lẫn sạn, cát to.
  • Phần nền phải có độ bền, gõ vào không xuất hiện vết nứt hay tiếng rỗng.

Những điều cần lưu ý khi cán nền nhà

Một trong lưu ý trong quan trọng nhất chính là loại bỏ hoàn toàn chất bẩn có trên lớp nền cũ. Việc này giúp bảo đảm độ liên kết của các lớp vữa với bề mặt bên dưới.

Tiếp theo đừng quên việc chia nền thành từng ô để khi cán nền gặp ít rủi ro về bề mặt phẳng hay không. Cuối cùng, với một số nền sau khi khô cần chỉnh sửa, hãy dùng đến các máy mài nền chuyên dụng để bảo đảm thẩm mỹ nhé.

Những thông tin cần thiết về quy trình cán nền đã có trong bài viết trên đây. Hãy luôn nhớ rằng, mấu chốt để có lớp nền bền bỉ cần kết hợp cả 3 yếu tố vật liệu (tạo thành vữa), con người (kỹ thuật) và nguyên tắc (lưu ý, yêu cầu).

Đăng ký tư vấn Miễn phí

Hãy để lại số điện thoạithời gian phù hợp với Quý Khách, Nhân viên sẽ gọi lại tư vấn Miễn Phí!

Thiết kế ramp dốc dành cho người khuyết tật

24-04-2022

Ram dốc là gì? Ram dốc cho người khuyết tật được thiết kế như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu về chủ đề ram dốc để giải đáp những thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé! Các tòa nhà ở Việt Nam trước đây ít chú ý đến mô hình thiết kế dành cho người khuyết tật. Trong những năm gần đây, do hội nhập với thế giới nên khi thiết kế và xây dựng các công trình công cộng thì không gian thao tác đối với người khuyết tật là yếu tố bắt buộc để đánh giá xếp hạng dự án có đạt chuẩn hay không. Đồng thời nó cũng mang lại giá trị nhân văn cho chính dự án đó. Trong đó tiêu biểu là ram dốc cho người khuyết tật.

Làm sao để đánh bóng sàn bê tông?

15-08-2022

Chúng ta dễ dàng bắt gặp những bề mặt sàn bê tông được mài nhẵn được phủ bóng ở rất nhiều công trình công cộng, siêu thị, trường học, công xưởng, nhà máy, ... Vậy có bao giờ bạn thắc mắc sàn bê tông đã được mài và tăng cứng phủ bóng như thế nào?

Mài lộ đá cải tạo sàn nhà cũ mài phủ bóng sàn

07-04-2023

Mài lộ đá sàn nhà cũ ngoài đòi hỏi máy móc kĩ thuật cao thì đòi hỏi chất lượng nền bê tông chất lượng phải đảm bảo. Vậy chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu như thế nào để có thể thi công công tác mài lộ đá trên bề mặt sàn cải tạo?

Lợi ích của việc cắt rãnh ramp dốc

25-04-2021

Lợi ích mà cắt rãnh ramp dốc đem lại cho người sử dụng dịch vụ của chúng tôi

Hướng dẫn thi công sơn Epoxy hệ lăn chi tiết

08-04-2023

Epoxy cho sàn hệ lăn được sử dụng rất nhiều cho các công trình như bãi đậu xe, nhà máy dược, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử bệnh viện, phòng chứa hàng, nhà kho, xưởng sản xuất và các khu vực khác.

Sàn Bê Tông Tốt Hay Xấu

20-04-2021

Sàn bê tông mài hoàn toàn là một sự thay thế tuyệt vời cho sàn truyền thống như vải sơn, thảm, gỗ, gạch, đá hoặc đá cẩm thạch. Lựa chọn màu sắc, kết cấu, hoa văn và tùy chọn hoàn thiện kết hợp cho khả năng thiết kế vô hạn.

Hướng dẫn thiết kế ramp dốc hầm xe nhà đỗ xe

19-04-2021

Ramp dốc là một thành phần kiến trúc kết nối hai tầng có cao độ khác nhau. Là một bề mặt dốc thay thế cho cầu thang dành cho người sử dụng xe lăn, những người có vấn đề về di chuyển, xe đạp và các phương tiện có bánh xe khác.

Mài nền phủ bóng như thế nào? Mài phủ bóng sàn nền hầm

07-04-2023

Mài nền phủ bóng là biện pháp thi công được ứng dụng rất phổ biến hiện nay

Chat Fb

Chat Zalo

0823998999