Vậy chống văng là gì?
Một lô đất xen kẹt cần phải chống văng nhà khi thi công
Chống văng nhà đơn giản là hệ thống có kết cấu bên ngoài để chống đỡ các nhà liền kề khi thi công công trình mới ở giữa các công trình cũ, hiểu đơn giản là xây dựng trên đất xen kẹt hoặc sát nhà đã có công trình xây dựng nhưng nền đất yếu, …vv…
Hệ thống này được cấu tạo từ những thanh thép với hình thù đa dạng như thép chữ I, U, O và liên kết với nhau bằng các mối nối tạo nên hệ thống chống đỡ vô cùng chắc chắn, an toàn và hiệu quả.
Phương pháp này nhằm mục đích tránh hiện tượng lún, nứt do nền đất yếu thậm chí sập nhà hàng xóm nếu căn nhà hàng xóm đã qua nhiều năm sử dụng và kết cấu móng quá yếu.
Sử dụng chống văng liệu có thể giảm thiểu rủi ro khi xây dựng?
Có rất nhiều công trình nhà dân trong khi thi công hoặc sau khi xây dựng xong xuất hiện tình trạng nhà hàng xóm bị lún, nghiêng và thậm chí là đổ sập vì không có biện pháp gia cố, hỗ trợ. Khi xảy ra những sự cố này không những khiến gia chủ mất nhiều chi phí hơn cho việc khắc phục mà còn làm chậm tiến độ thi công gây tốn thời gian. Hơn nữa, công trình bị lún, nghiêng hay đổ sập sẽ ảnh hưởng đến các công trình lân cận, thậm chí gia chủ còn tốn thêm chi phí bồi thường. Chính vì vậy, việc thi công chống văng nhà là rất cần thiết nếu thi công các công trình liền kề mà đào móng sâu trên nền đất yếu.
Hệ chống văng nhà sẽ giúp công trình đang xây không làm ảnh hưởng đến chất lượng các công trình liền kề, giúp chúng không bị nghiêng lún, tránh các tình trạng không mong muốn xảy ra gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế. Nhất là những công trình liền kề thì việc chống văng là không thể thiếu. Bởi những công trình này phải được xây dựng trên nền móng sâu để đảm bảo độ vững chắc, kiên cố. Nếu trong quá trình thi công xây dựng mà không sử dụng bất kỳ hệ thống chống văng nào thì rất dễ gặp sự cố đáng tiếc.
Do đó, để bảo vệ độ chắc chắn của các công trình liền kề thì việc chống văng nhà là giải pháp quan trọng và tối ưu nhất cần phải thực hiện. Sử dụng hệ thống chống văng sẽ giúp bạn giảm thiểu mọi rủi ro trước, trong và sau khi thi công xây dựng. Đặc biệt, việc này còn giúp gia chủ tránh được các tình huống không mong muốn và có thể giảm được thiệt hại về tài sản và thời gian.
Nhà hàng xóm nghiêng, lún, nứt
Vụ sập nhà ở Lào Cai
Thiệt hại do việc không khảo sát và sử dụng biện pháp chống văng nhà
Phương pháp chống văng nhà tối ưu nhất
Chống văng nhà là biện pháp không thể thiếu được khi xây dựng các công trình có móng sâu, nhất là những ngôi nhà liền kề. Để loại bỏ mọi rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến các công trình xung quanh hay gây tốn chi phí, thời gian của gia chủ và làm gia tăng độ chắc chắn của công trình thì cần phải có những phương pháp hữu ích. Chính vì vậy, hiện nay có 2 mẹo chống văng nhà hiệu quả được các nhà thầu sử dụng ở các công trình.
- Chống văng nhà bên trên
Chống văng nhà bên trên có nghĩa là sử dụng hệ gia cố phía bên trên của công trình khi đào móng. Công nhân thi công sẽ chịu trách nhiệm sử dụng hệ thống chống đỡ phù hợp với nền móng đang thi công. - Chống văng nhà bên dưới
Chống văng bên dưới thường được sử dụng bằng cừ hay bằng các cọc ván thép. Thông thường cọc ép cừ khi sử dụng phải chịu áp lực lớn mà không có biện pháp xử lý kịp thời thì cọc sẽ bị cong vênh và biến dạng. Điều này ảnh hưởng không hề ít đến công trình đang thi công. Do đó nên sử dụng hệ thống chống văng để giúp gia cố nền móng.
Quy trình khảo sát và thi công chống văng nhà
Khảo sát
Trước khi tiến hành chống văng nhà cần phải đến trao đổi với chủ đầu tư, kiểm tra đầy đủ hồ sơ thiết kế thi công, bản vẽ biện pháp thi công, báo cáo khảo sát địa chất và các tài liệu liên quan. Sau đó cần phải chuẩn bị vật liệu, thiết bị, cán bộ kĩ thuật giám sát, công nhân để sẵn sàng thi công theo tiến độ của công trình.
Bố trí xe vận chuyển thiết bị, máy móc và có chỉ dẫn lối ra vào công trường, tuân thủ thời gian vận chuyển trên công trường.
Tiếp theo đó sẽ dùng máy kinh vĩ, toàn đạc xác định chính xác vị trí cần lắp đặt giằng biên, thanh chống được đánh dấu bằng sơn hoặc phấn màu đỏ trên tường chắn.
Thi công
- Lắp đặt chân chống ê kê
Cần phải xác định cao độ lắp đặt hệ thống giằng chống để đặt các chân chống ê ke ở tường chắn. Cứ một giằng biên sẽ lắp 2 chân chống ê kê rồi tiến hành khoan bắt bu lông ở tường chắn. Khi xác định được vị trí và tiến hành lắp đặt chân chống ê kê thì cần siết chặt bu lông. - Lắp đặt giằng biên
Sau khi lắp đặt chân chống ê kê ở tường chắn cần tiến hành lắp đặt giằng biên. Để lắp đặt giằng biên cần sử dụng cẩu kết hợp với công nhân lắp đặt để đưa các thanh giằng vào vị trí cần lắp đặt. Sau đó nối các đầu thanh tổ hợp bằng bu lông và bản mã theo bản thiết kế đã có sẵn, dùng khóa góc để cố định phần góc. - Lắp đặt cục nối góc
- Lắp đặt giằng chéo
Giằng chống và giằng biên được nối với nhau bằng bu lông và bản mã. Hai giằng chống chồng lên nhau và được khóa lại bằng cùm và bu lông.
Giằng chéo sẽ được lắp ráp trước trên mặt đất vào đúng vị trí đã xác định từ trước rồi tiến hành vặn chặt bu lông. - Lắp đặt kích thủy lực
- Cố định kích thủy lực và cố định vị trí
Lắp đặt bảo vệ kích vào vị trí đã xác định từ trước và siết chặt bu lông, cùng với đó tiến hành lắp đặt “đồng hồ đo lực” với “hộp đo”. - Đổ bê tông lót chèn giữa giằng biên và tường vây
- Tăng tải kích
Sau khi bê tông chèn khe đạt yêu cầu về cường độ thì sẽ tiến hành tăng tải trước khi cho kích thủy lực. - Kiểm tra & nghiệm thu
Ngoài việc kiểm tra lại các điểm thanh chống văng cần kiểm tra cả bu lông ốc vít để tránh sai xót trong quá trình thi công.
Chống văng nhà là bước không thể thiếu để đảm bảo vững chắc cho công trình đang xây cũng như công trình lân cận. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của chống văng và nắm rõ được quy trình thi công chống văng.